Chợ nay, rao vặt miễn phí, mua bán rao vặt, đăng tin rao vặt, đăng tin mua bán , rao vặt, mua bán, đăng tin miễn phí
Phật có dạy rằng, trên đời này mọi sự xảy ra đều để lại hậu quả, dù tốt dù xấu... vì thế làm việc gì cũng phải nghĩ đến hai từ “Nghiệp Báo”.
Có câu chuyện như sau
Trong một gia đình, một dòng tộc, nếu người cha hay khuyên bảo đạo đức, nhắc nhở về Nghiệp Báo cho con cháu, chắc chắn, gia đình đó, dòng họ đó sẽ càng lúc càng thịnh đạt. Một ông cụ trước khi mất đã nói với con cháu rằng:
“Ta không có gì nhiều để lại cho các con, chỉ có một chữ "phước" viết ở giữa nhà để làm gia tài cho các con mà thôi”!
Quả nhiên, càng về sau con cháu của ông cụ có rất nhiều người hiển đạt. Thế nên, nơi mà chúng ta phải truyền bá sự tin hiểu Nghiệp Báo trước hết là gia đình của mình. Hãy giúp cho cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái của mình có được niềm tin vững chắc đối với luật Nghiệp Báo. Được như vậy là chúng ta đã làm tròn bổn phận hiếu nghĩa đối với gia đình mình.
Dù chúng ta có nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng bao nhiêu thức ngon vật lạ cũng không bằng hướng dẫn cha mẹ mình tin hiểu Nghiệp Báo. Dù chúng ta có nuông chiều con cái của mình bằng bao nhiêu sự thương yêu đùm bọc, cũng không bằng dạy cho con mình sự tin hiểu Nghiệp Báo.
Bởi vì chỉ có sự tin hiểu Nghiệp Báo mới gây được một nền tảng đạo đức vững bền trong lòng họ. Nhờ nền tảng đạo đức này, những người thân của ta sẽ được an lạc từ đời này sang đời khác.
Chúng ta bố thí một số tiền cho người nghèo, có thể giúp cho người ấy sống lây lất qua vài ngày, vài tháng. Nhưng một khi chúng ta giúp cho họ tin hiểu luật Nghiệp Báo một cách vững chắc sâu sắc, thì cuộc đời họ sẽ thay đổi tận gốc rễ. Họ sẽ biết tránh tội làm phướ́c, và hạnh phúc sẽ đến với họ từ kiếp này sang kiếp khác.
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
Chợ nay, rao vặt miễn phí, mua bán rao vặt, đăng tin rao vặt, đăng tin mua bán , rao vặt, mua bán, đăng tin miễn phí
Cái lợi ích của việc truyền đạt sự tin hiểu luật Nghiệp Báo so với cái lợi ích của việc bố thí tài vật là hoàn toàn không thể so sánh. Lợi ích của bố thí chỉ tồn tại vài ngày trong khi lợi ích của việc giáo dục Nghiệp Báo tồn tại vô hạn. Cái khuynh hướng đạo đức trong tâm hồn họ sẽ kéo dài từ đời này sang đời khác và càng lúc càng nẩy nở mạnh hơn. Lợi ích của họ lớn lao thế nào, bền bỉ ra sao thì cái phước của người truyền đạt sự tin hiểu Nghiệp Báo cũng to tát và miên viễn chừng nấy.
Nếu người kia, sau khi tin hiểu Nghiệp Báo, làm được một việc phước thiện, thì người truyền đạt đương nhiên hưởng được một phần ba công đức đó. Nói như vậy không có nghĩa là người hành động chỉ còn hai phần ba công đức. Họ vẫn hưởng trọn vẹn công đức của việc làm từ thiện, nhưng người giáo dục cho họ tự nhiên được hưởng một phần công đức do công lao giáo dục. Công đức không giống như tiền. Tiền phải bị hao khi phải chia sẻ. Công đức không bị hao khi chia sẻ.
Hạnh phúc hay đau khổ đều bắt nguồn từ những hành động trong quá khứ của ta. Vì vậy, ta có thể giải thích nghiệp một cách dễ dàng trong một câu ngắn gọn: nếu ta làm việc thiện hảo thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nếu ta làm việc xấu thì mọi việc sẽ bất hảo.
Nghiệp có nghĩa là hành động. Về phương cách hành động thì hành động có thể thuộc về thân, ngữ hay ý. Về mặt hậu quả thì hành động có thể có đạo đức, thất đức hoặc trung hòa. Về mặt thời gian, có hai loại hành động – hành động còn trong ý định, khi ta nghĩ đến điều sắp làm, và hành động đã xảy ra, tức là biểu hiện của tâm lực qua hành động cụ thể hay lời nói.
Có một bài thơ rất hay về nghiệp báo như sau:
Thời gian, Hoàn cảnh trước sau
Luôn luôn thay đổi rất mau hàng ngày.
Đừng khinh bỉ, nhục mạ ai
Và đừng làm tổn thương người quanh đây.
Bạn đầy quyền thế hôm nay
Nhưng mà nên nhớ điều này bạn ơi
Thời gian mãnh lực tuyệt vời
Vượt hơn quyền bạn, bạn thời khó ngăn.
Một thân cây ở non ngàn
Xẻ ra hàng triệu que làm diêm kia
Nhưng diêm chỉ đốt một que
Làm triệu cây cháy tức thì, dễ sao!
Cho nên Phật dạy từ lâu
Hãy làm người tốt, tu mau trong đời.
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
Chợ nay, rao vặt miễn phí, mua bán rao vặt, đăng tin rao vặt, đăng tin mua bán , rao vặt, mua bán, đăng tin miễn phí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét