Phật gia giảng rằng chúng sinh ai cũng có ‘Phật tính’, tức là ai trong chúng ta cũng tiềm ẩn mối liên hệ tâm linh với Phật. ‘Phật tính’ là bản chất vốn có của chúng sinh, nó không sinh ra cũng không mất đi, chỉ có thể bị che mờ bởi dục vọng, si mê và thù hận…
Con người chúng ta như những hòn ngọc quý nằm trong đá, nếu không mài không thể phát sáng được. Bạn có thể tự mình tôi luyện bản thân để một ngày có nào đó có thể phát sáng như những viên ngọc quý, tự rèn luyện bản thân cũng chính là tự gieo duyên với Phật, chờ đợi Phật ân. Dưới đây là mười điều chứng minh bạn có duyên với Phật.
10 điều chứng minh bạn có duyên với Phật:
1. Trong tâm có Phật chính là Phật duyên
Phật vô xứ bất tại, tu Phật không ở vẻ bên ngoài mà ở tại trong tâm, bạn có tâm như thế nào, có tin Phật tồn tại hay không. Trong tâm có Phật cũng chính là có duyên với Phật.
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
2. Vứt bỏ đi cái dục vọng xấu chính là Phật duyênPhật duyên chính là giảm bớt những dục vọng quá đà. Trong kinh Phật nói chưa đoạn đứt tự ngã, tình ái thì khó nhập cảnh giới khiết tịnh, yêu hận ơn thù đều là chướng ngại của tình cảm. Tất cả những đau khổ của con người đều ở tại sự theo đuổi những thứ sai trái. Sự cố chấp của ngày hôm nay có thể tạo thành sự hối hận của ngày mai.
Nếu như bạn không đem lại phiền não cho chính bạn thì người khác cũng chẳng bao giờ có thể đem lại phiền não cho bạn. Mọi thứ đều là vì nội tâm của bạn không dứt bỏ được cái dục vọng xấu. Có thể buông bỏ được dục vọng xấu đó cũng chính là có duyên với Phật.
3. Đối diện với cuộc sống một cách bình hòa chính là Phật duyên
Phật duyên chính là một loại tâm cảnh bình hòa. Tư tưởng của con người rất không ổn định, nó rất dễ bị dẫn dụ, nhất là những cám dỗ kì lạ càng dễ làm người ta mất phương hướng. Rất nhiều người trong tâm muốn chiếm hữu thì khó có được khoảnh khắc thanh nhàn, không những mất đi niềm vui trong cuộc sống mà còn đem lại cho cuộc sống sự căng thẳng và phiền não.
Phật dạy chúng ta biết cách dùng cái tâm bình lặng để nhìn nhận cuộc sống được và mất, làm cho thể tính bộc lộ một cách tự nhiên. Bình hòa đối diện với cuộc sống đó chính là có duyên với Phật.
4. Có trách nhiệm với việc làm của mình là Phật duyên
Phật duyên chính là trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Người có tâm phật không nhìn vào sai lầm của người khác, nếu chỉ nhìn vào sai lầm của người khác thì không nhìn thấy được sai lầm của mình.
Do vậy cần phải hiểu rõ bản thân, nhìn rõ những việc bản thân cần làm và cũng cần nhìn rõ hậu quả của cái việc bản thân cần làm, bởi vì bạn cần có trách nhiệm với cái hậu quả đó. Đừng để cuộc đời của bạn lãng phí vào nơi mà bạn nhất định hối hận. Có trách nhiệm với việc làm của mình chính là có duyên với Phật.
5. Có tín niệm tốt lành chính là Phật duyên
Phật duyên là trong tâm có tín niệm. Trong lúc bạn đau khổ nhất chỉ cần bạn có niềm tin rằng đau khổ không phải là mãi mãi bạn nhất định sẽ có sức mạnh để chiến thắng đau khổ, đây chính là một dạng tín niệm.
Có thể nói tín niệm chính là con đường chủ đạo của đời người, thành Phật hay thành ma cũng chính là ở tại một niệm, nếu có tín niệm tốt lành đó cũng chính là có duyên với Phật.
Trong lúc bạn đau khổ nhất chỉ cần bạn có niềm tin rằng đau khổ không phải là mãi mãi, ngày tốt đẹp sẽ tới…
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
6. Làm việc có trí huệ chính là Phật duyênPhật duyên là trí huệ thông suốt đại ngộ. Trong cuộc sống, nếu có thể dùng trí huệ để nhìn nhận vấn đề thì có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, cũng có thể giảm bớt rất nhiều phiền não và ràng buộc, lại còn có hiệu quả làm ít hưởng nhiều.
Nhận biết chính mình, hàng phục chính mình là trí huệ. Nếu có được dạng trí huệ này mới có thể thay đổi người khác, chỉ biết nói không biết làm không phải là trí huệ chân chính. Người hiểu được nhìn đời bằng trí huệ, làm việc có trí huệ cũng chính là có duyên với Phật.
7. Giỏi kiềm chế chính là Phật duyên
Phật duyên là kiềm chế tất cả, kiềm chế chính là sự rèn luyện trí huệ, cũng chính là tích lũy năng lượng, nó dùng ngọn lửa vô hình làm tan chảy băng đá. Kiềm chế đem lại cho bạn sự đau khổ, những ngày sau nó tất thành mật ngọt.
Kiềm chế không giống với trốn chạy, bởi vì trốn chạy là sự thất bại của ý chí, mà kiềm chế lại là không quên sứ mệnh của bản thân làm cho ý chí thêm kiên định, thêm chữ Nhẫn. Hãy học cách cảm ơn những chúng sinh đem lại cho bạn nghịch cảnh, giỏi kiềm chế cũng chính là có duyên với Phật.
8. Rộng lượng đối với người chính là Phật duyên
Phật duyên là biết rộng lượng. Từ bi chân chính không phải là yêu thương những người yêu thương bạn mà còn phải khoan dung và yêu quý những người đối lập bạn. Hãy yêu người khác như yêu chính bản thân mình.
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
Trong lúc người khác vì một sự hiểu lầm nào đó mà đối xử không tốt với bạn, cần phải đem cái tâm từ bi mà bao dung người đó. Hãy đem lý trí để cảm hóa người đó. Rộng lượng đối với người cũng chính là có duyên với Phật.9. Biết chờ đợi chính là Phật duyên
Lúc cơ duyên ở tại nhân quả đã thành thục, Phật duyên tự nhiên sẽ đến bên chúng ta.
Chưa có duyên không có nghĩa là không bao giờ có duyên, mỗi người đều có Phật tính, ai cũng có tâm tu Phật. Biết ơn hoàn cảnh xung quanh, cho dù là nghịch cảnh, biết chờ đợi Phật duyên tới cũng chính là có duyên với Phật.
10. Thiện từ chính là Phật duyên
Phật duyên là thiện, tức là sống thiện đã hướng tới Phật duyên, là gieo mầm nhân quả cơ duyên với Phật Pháp rồi.
Phật dạy tu thân là thân nầy không làm điều ác dù lớn hay nhỏ đều phải tránh xa. Còn điều thiện thì phải cố gắng hoàn thành. Còn tu giới là người Phật tử phải giữ tròn ngũ giới, đó là không được sát sanh, không được trộm cướp, không được vọng ngữ, không được uống rượu và không được tà dâm.
Tuy nói tu tâm, tu thân và tu giới nhưng chủ yếu vẫn là tu tâm. Nếu chúng sinh tu tâm được viên mãn thì mọi nghiệp chướng không còn do đó nghiệp khổ sẽ chấm dứt và cuộc đời sẽ được an vui tự tai.
Học Phật trước tiên là học làm người nghĩa là phải vun bồi. Tuy nhiên đời sống đạo đức nhân bản thì thân tâm mới được tự tại cho nên Phật mới dạy Bát Chánh đạo để chuyển hóa cuộc sống dần dần từ phàm đến thánh. Ngay cả Lục Tổ Huệ Năng cũng nói rằng:”Phật Pháp tại thế gian, không lìa thế gian giác” là như vậy. Còn lìa thế gian mà tìm Bồ Đề Niết bàn chẳng khác tìm lông rùa, sừng thỏ mà thôi.
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét