Nhà bạn dù chật hẹp tới mấy cũng cố gắng trồng cây hương nhu - đảm bảo sẽ mang tới rất nhiều lợi ích cho gia đình!
Theo y học cổ truyền, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy. Nó thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng, chảy máu cam...
Lợi ích của hương nhu
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
Điều trị nhiễm trùngLá hương nhu có tác dụng diệt nấm và có đặc tính chống vi khuẩn. Chúng có thể chữa bất kỳ loại bệnh nhiễm trùng nào.
Tốt cho sức khỏe răng miệng
Sau khi đánh răng, bạn hãy chà xát một lá hương nhu lên nướu. Biện pháp này sẽ làm giảm tình trạng viêm nướu và ngăn ngừa hơi thở có mùi.
Chữa ho
Nếu bạn đang bị ho khan hoặc ho có đờm, hãy ăn lá hương nhu và uống nước. Các đặc tính chống ho của lá hương nhu sẽ làm giảm ho và giúp long đờm hiệu quả.
Lá hương nhu tốt cho phổi
Lá hương nhu có chứa các hợp chất polyphenol giúp bạn ngăn ngừa tắc nghẽn phổi. Tất cả những gì bạn cần làm là nhai 1 lá hương nhu mỗi ngày.
Một số bài thuốc khác:
- Chữa cảm nắng: Hương nhu 500 g, bạch biển đậu (sao qua) 200 g, hậu phác tẩm gừng (nướng hay sao qua) 200 g. Tán nhỏ 3 vị thuốc trên, trộn đều và đóng túi, mỗi túi 10 g. Khi dùng, hãm 1 túi với 150-200 ml nước sôi, uống khi nước thuốc đã nguội. Có thể dùng 20 g cho 1 lần hoặc dùng 2 lần trong ngày.
- Chữa cảm mùa hè với các triệu chứng đau đầu, ớn rét, phát sốt, nôn, tiêu chảy, tim hồi hộp, miệng khát và tiểu tiện vàng đỏ: Hương nhu, cát căn, dấp cá (ngư tinh thảo), điền cơ hoàng (nọc sởi) mỗi thứ 12 g, thạch xương bồ 8 g, mộc hương 4 g, sắc uống.
- Chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu 40 g, sắc với 200 ml nước, cô đặc lại, sau đó trộn với mỡ lợn mới rán, hằng ngày bôi lên đầu để mau mọc tóc.
- Chữa phù thũng ở mặt, ớn rét, da khô không có mồ hôi, có rêu lưỡi, chán ăn: Hương nhu 12 g, bạch truật 12 g, sắc uống.
- Chữa phù nước, khô mồ hôi, tiểu tiện ít và đỏ: Hương nhu 12 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 40 g, ích mẫu 16 g, sắc uống.
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét